DU HỌC NGÀNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Ngành phân tích dữ liệu đã và đang phát triển rất tích cực ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới. Và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.Theo Glassdoor (một website về việc làm của Mỹ), mức lương trung bình của 1 nhà phân tích dữ liệu rơi vào khoảng 84.000 USD/ năm. Tại Việt Nam, con số này cũng lên tới trên 470 triệu/ năm theo thống kê của TopDev. Mức thu nhập này cao hơn mức thu nhập trung bình, điều này khiến cho nghề phân tích dữ liệu trở thành một ngành nghề sinh lời cao và cực hấp dẫn, được bầu chọn là ngành nghề “quyến rũ” nhất thế kỷ.
Vậy ngành phân tích dữ liệu là gì?
Khoa học dữ liệu (Data science) là một lĩnh vực đa ngành kết hợp khả năng phân tích thống kê, học máy, và kỹ thuật để hiểu và phân tích dữ liệu phức tạp. Mục tiêu chính của khoa học dữ liệu là trích xuất kiến thức và thông tin hữu ích từ các tập dữ liệu lớn và phức tạp, thường được gọi là “big data”. Các khía cạnh chính của Khoa học dữ liệu bao gồm: phân tích thống kê và học máy, thu thập và xử lý dữ liệu (data wrangling), trực quan hoá dữ liệu (data visualisation), mô hình dự đoán (predictive modelling) và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu (data-driven decision making).
Phân tích dữ liệu là quá trình quan trọng trong việc đánh giá, làm sạch, biến đổi và mô hình hóa dữ liệu nhằm mục đích tìm ra thông tin hữu ích, đưa ra kết luận và hỗ trợ ra quyết định. Đây là một quá trình cần thiết trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, khoa học, và công nghệ thông tin, sử dụng nhiều kỹ thuật từ các lĩnh vực thống kê, khoa học máy tính và thông tin học.
Mục đích chính của phân tích dữ liệu bao gồm việc hiểu rõ hơn về dữ liệu thông qua việc xác định các xu hướng, mẫu hình, và các đặc điểm khác. Điều này giúp người phân tích có được cái nhìn sâu sắc hơn về dữ liệu, từ đó đưa ra những quyết định có cơ sở và thông minh hơn. Bên cạnh đó, phân tích dữ liệu còn có khả năng dự đoán và mô hình hóa, giúp dự báo các xu hướng và hành vi trong tương lai dựa trên dữ liệu hiện có.
Ngoài ra, phân tích dữ liệu còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất và quy trình làm việc. Các tổ chức và doanh nghiệp có thể sử dụng phân tích dữ liệu để xác định các vấn đề trong quy trình hiện tại và tìm cách cải thiện chúng. Quá trình này sử dụng nhiều công cụ và phần mềm phân tích dữ liệu, từ các ứng dụng đơn giản đến các hệ thống phức tạp, giúp các nhà phân tích có được cái nhìn toàn diện và chính xác về dữ liệu mà họ đang làm việc.
Xu hướng ngành Phân tích dữ liệu
Ngành Phân tích dữ liệu đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng, phản ánh sự tiến triển vượt bậc trong công nghệ và thay đổi liên tục trong nhu cầu của thị trường. Dưới đây là một số xu hướng chính đang định hình ngành phân tích dữ liệu:
- Tăng Cường Sử Dụng AI và Machine Learning: Các công nghệ này đang được áp dụng để tự động hóa và tối ưu hóa quy trình phân tích, cũng như dự đoán xu hướng và hành vi.
- Sự Phát Triển của Big Data: Việc quản lý và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ trở nên quan trọng, đòi hỏi công nghệ và phương pháp mới.
- Phân Tích Dữ Liệu Thời Gian Thực: Doanh nghiệp và tổ chức đang tìm cách phân tích dữ liệu ngay lập tức để đưa ra quyết định nhanh chóng.
- Trực Quan Hóa Dữ Liệu: Công cụ trực quan hóa giúp hiểu và chia sẻ thông tin phức tạp một cách dễ dàng và hiệu quả.
Cơ hội ngành phân tích dữ liệu:
Trong thời đại mà dữ liệu cũng là một nguồn tài nguyên quan trọng như hiện nay thì nghề phân tích dữ liệu được coi là một trong những sự lựa chọn nghề nghiệp thông minh nhất. Đây thậm chí được coi là nghề “hái ra tiền” cho những người đam mê các con số.
Ngành phân tích dữ liệu đã và đang phát triển rất tích cực ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới, và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Đối với bất kỳ lĩnh vực nào, việc phân tích dữ liệu luôn là yếu tố then chốt để đưa ra các đường lối, chiến lược phát triển hợp lí cho việc kinh doanh. Trên thị trường hiện nay, các công việc liên quan đến phân tích dữ liệu như Data Analysis, Data Science,… luôn là những vị trí “khát” nhân lực nhất. Cơ hội làm việc rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn là điều khiến nhiều người quan tâm đến công việc được bầu chọn là ngành nghề “quyến rũ” nhất thế kỷ 21 này.
Hiện nay, hầu hết các tổ chức, công ty đều cần tuyển dụng chuyên viên phân tích dữ liệu bởi đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các công ty trong mọi lĩnh vực, từ tài chính, ngân hàng cho tới thể thao, chăm sóc sức khỏe, sản xuất và marketing đều cần có nhân sự có chuyên môn về phân tích dữ liệu để làm cơ sở, định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Bạn có thể bắt gặp chuyên viên phân tích dữ liệu ở khắp mọi nơi, các công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng, công ty công nghệ,… Gã khổng lồ công nghệ Facebook và Google sở hữu số lượng chuyên viên phân tích dữ liệu hàng đầu thế giới để có thể thu thập và phân tích dữ liệu từ người dùng, làm cơ sở để hoạch định các chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển trong tương lai.
Hệ thống phân tích dữ liệu tự động đang được đưa vào sử dụng trong nhiều công ty. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của người sử dụng. Theo các nghiên cứu, 80% lượng công việc không thể tự động hóa; 20% còn lại có thể thực hiện bằng máy nhưng hiệu quả chưa cao. Hơn nữa, máy học tự động chỉ có thể giải quyết được những vấn đề đơn giản. Các vấn đề phức tạp hơn cần đến tư duy của con người mới có thể giải quyết được. Do đó, ngành phân tích dữ liệu sẽ không biến mất ngay cả khi công nghệ phát triển.
Theo diễn đàn kinh tế thế giới, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành phân tích dữ liệu tăng mạnh vào năm 2020, gấp 6 lần so với 5 năm trước. Trong 5 năm tới, tỉ lệ này sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa do lượng dữ liệu con người tạo ra ngày càng nhiều, đặc biệt là quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Nhờ đó mà cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp của những người theo đuổi ngành phân tích dữ liệu cũng vô cùng rộng mở.
Mức lương của ngành Phân Tích Dữ Liệu ở một số nước
Theo glassdoor.com mức lương trung bình của Data Analyst trên thế giới khoảng $70,489/năm (tương đương 1.672.351.525đ/năm). Nếu chia theo số năm kinh nghiệm thì mức lương tham khảo như sau:
- 2-4 năm kinh nghiệm Data Analyst: 56K – 88K USD/năm
- 2-4 năm kinh nghiệm Senior Data Analyst: 83K – 128K USD/năm
- 5-7 năm kinh nghiệm Data Analyst IV: 93K – 142K USD/năm
- 8+ năm kinh nghiệm Director of Data: 145K – 251K USD/năm
Một số trường đạo tạo ngành phân tích dữ liệu trên thế giới:
- Đại học California – Berkeley
- Viện Công nghệ Massachusetts
- Đại học Stanford – Mỹ
- Đại học Oxford – Vương quốc Anh
- Đại học Cambridge
Và để chắp cánh cho con đường du học với ngành nghề Giáo viên mầm non, đừng ngần ngại mà liên hệ Du học Bluesea ngày hôm nay để nhận được tư vấn một cách chi tiết.