Nguyên nhân rớt visa du học mỹ và các mẹo tránh bị từ chối
Xin visa du học Mỹ yêu cầu nhiều điều kiện phức tạp, khắt khe hơn so với việc xin visa du học các nước khác. Chính vì vậy, rất nhiều sinh viên rớt visa du học Mỹ trong lần phỏng vấn đầu tiên. Nguyên nhân vì sao? Làm gì khi bị rớt visa du học Mỹ? Hãy tìm hiểu qua bài viết này của công ty tư vấn du học Bluesea nhé!
Ở đây, tôi sẽ không liệt kê quá trình chuẩn bị hồ sơ mà sẽ tập trung vào các lý do khiến Lãnh Sự Quán không cấp Visa cho bạn, và cách để khắc phục điều đó.
Từ đầu năm 2017, khi Donald Trump chính thức nhận chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ, ông đã có những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách nhập cư mới, tuy chính sách chỉ tập trung vào các nước Trung Đông, nhưng nó cũng vô hình khiến cho các thủ thục xét duyệt thị thực nhập cảnh vào nước này ngày càng trở nên khó khăn hơn. Chỉ cần một thiếu sót nhỏ, hay một loại giấy tờ nào đó không đáp ứng được yêu cầu của cơ quan lãnh sự, bạn hòa toàn có thể bị từ chối cấp Visa đi Mỹ.
Nguyên nhân rớt visa du học Mỹ khi đi phỏng vấn
Thiếu hồ sơ hoặc hồ sơ không chân thật
Hồ sơ xin du học Mỹ là điều quan trọng nhất khiến bạn dễ bị đánh rớt visa du học Mỹ, lãnh sự quán Mỹ sẽ dựa vào hồ sơ của bạn để đưa ra câu hỏi phỏng vấn và xem xét có nên cấp visa du học cho bạn hay không. Do đó, bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan; xem xét các thông tin trong hồ sơ có trùng khớp với thông tin mà bạn khai báo trường không.
Mặt khác, bạn cần nộp hồ sơ trước 3 tháng của khóa học. Việc nộp hồ sơ chậm trễ sẽ khiến bạn có ấn tượng không tốt với các nhà chức trách ở lãnh sự quán Mỹ.
Kế hoạch học tập chưa cụ thể, rõ ràng
Kế hoạch học tập thể hiện những mục tiêu, dự định của bạn khi du học tại Mỹ. Kế hoạch càng rõ ràng, chi tiết, đi thẳng vào vấn đề sẽ giúp bạn ghi điểm với lãnh sự quán Mỹ. Khi viết kế hoạch học tập, tránh việc viết chung chung hoặc diễn giải quá dài dòng, lan man.
Lãnh sự quán nhận thấy bạn có ý định định cư
Lãnh sự quán Mỹ đánh giá cao những sinh viên chỉ qua Mỹ để học hỏi thêm kiến thức và trải nghiệm chứ không phải là định cư lại nước Mỹ ngay sau khi du học. Hãy cho họ thấy rằng bạn sẵn sàng trở về Việt Nam sau quá trình học tập tại Mỹ thông qua những ràng buộc về gia đình, tài sản hay kế hoạch tương lai,…
Chứng minh tài chính chưa đạt yêu cầu
Chi phí du học Mỹ rất cao, vì thế đòi hỏi du học sinh phải có tiềm lực kinh tế khá ổn để có thể chi trả cho các chi phí du học trong suốt thời gian tại Mỹ. Vậy nên chứng minh tài chính là giấy tờ không thể thiếu được trong hồ sơ xin visa du học.
Trước thời điểm nộp hồ sơ xin cấp thị thực, bạn cần phải mở một tài khoản ngân hàng và trong tài khoản cần phải có một số tiền tối thiểu theo quy định của Lãnh sự quán. Đây sẽ là căn cứ để Lãnh sự quán đánh giá bạn có đủ điều kiện tài chính để chi trả cho các chi phí trong quá trình du học hay không. Ngoài ra bạn cũng cần phải chứng minh mối quan hệ với người sẽ chi trả cho các khoản chi phí du học Mỹ của bạn.
Trình độ tiếng Anh chưa đạt chuẩn
Các trường đại học ở Mỹ yêu cầu tiếng anh tối thiểu của du học sinh là IELTS 6.0. Tuy nhiên, nếu bạn đủ điểm IELTS, nhưng một trong số những kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết của bạn yếu thì cũng sẽ có thể khiến bạn phỏng vấn du học Mỹ rớt nhiều lần.
Trả lời chưa đúng trọng tâm khi tham gia phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn, lãnh sự quán Mỹ sẽ dựa vào các câu trả lời của bạn để đánh giá con người và năng lực của bạn. Trước khi trả lời, bạn hãy dành vài giây để sắp xếp các câu từ, trả lời vào đúng trọng tâm câu hỏi, không lan man, không dài dòng.
Câu trả lời chưa đủ ý, chưa đáp ứng nhu cầu
Khi bạn nghe câu hỏi từ lãnh sự quán, bạn hãy phân tích kỹ câu hỏi. Nếu câu hỏi có 2 vế, hãy trả lời từng vế trước có đầy đủ ý, đúng trọng tâm. Các nhà chức trách sẽ không hài lòng nếu bạn không hiểu rõ câu hỏi của họ và trả lời một cách qua loa. Nếu bạn chưa hiểu rõ câu hỏi, bạn có thể hỏi lại lãnh sự quán. Tuy nhiên, hãy hạn chế việc lại nhiều lần trong buổi phỏng vấn nhé!
Tâm lý chưa vững vàng
Khi đi phỏng vấn, lãnh sự quán không chỉ đánh giá năng lực mà còn đánh giá con người của bạn thông qua những hành động của bạn trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn chuẩn bị tâm lý không vững vàng, lo lắng, không tự tin, trả lời lắp bắp, không mạch lạc, chắn chắn bạn sẽ trượt visa Mỹ trong lần phỏng vấn này.
Do đó, hãy chuẩn bị một phong thái tự tin, ăn mặc quần áo chỉnh tề có thể makeup nhẹ đối với nữ, luôn nở một nụ cười thật tươi và cho nhà chức trách thấy bạn sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào từ họ.
Trường chọn học chưa phù hợp với định hướng bản thân
Khi phỏng vấn, lãnh sự quán sẽ hỏi về định hướng của bạn thân khi đi du học. Nếu định hướng và kinh nghiệm của bạn không phù hợp với ngành học và trường học mà bạn đã đăng ký hồ sơ thì khả năng cao bạn sẽ bị rớt phỏng vấn du học Mỹ.
Bạn cần làm gì khi bị rớt visa du học Mỹ
Bạn rớt visa du học Mỹ lần 1
Hầu như các trường hợp rớt visa du học Mỹ lần 1 đều do tâm lý chưa tốt, chưa chuẩn bị đầy đủ thông tin, hồ sơ hoặc chưa có kinh nghiệm nên bị bất ngờ trước câu hỏi có phần mới lạ của viên chức Lãnh Sự.
Đối với những nguyên nhân trên bạn đừng vội nản lòng mà từ bỏ. Việc cần làm là suy ngẫm lại các tình tiết trong buổi phỏng vấn lần trước để tìm ra những điểm thiếu sót khiến cho bạn không thành công và rút kinh nghiệm.
Nếu vấn đề nằm ở hồ sơ, hãy rà soát lại một lần nữa xem có sai sót không và có thể bổ sung thêm một số giấy tờ để gia tăng cơ hội thành công.
Nếu vấn đề nằm ở cách bạn trả lời phỏng vấn, hãy luyện tập lại và chuẩn bị tâm lý thật tốt để vượt qua rào cản bị từ chối visa du học Mỹ.
Bạn rớt visa du học Mỹ lần 2,3,4
Trên thực tế, có không ít bạn bị từ chối visa du học Mỹ nhiều lần nhưng vẫn có thể thành công nếu tìm được nguyên nhân và cách khắc phục.
Khi bị đánh rớt nhiều lần, bạn cần xem lại kế hoạch học tập của mình có thiếu sót gì cần điều chỉnh, các hồ sơ có khác với thực tế không và sửa đổi.
Có những trường hợp sau khi rớt lần 2 buộc phải 90 ngày sau bạn mới lên lại lịch phỏng vấn mới. Đối với lần phỏng vấn thứ 2,3 sát với ngày nhập học, bạn nên liên hệ với trường xin phép cho bạn được nhập học muộn hơn dự định, xin lại I-20 và thư nhập học mới từ trường.
Bạn rớt visa du học Mỹ từ các bậc học trước
Khi đã bị từ chối visa du học Mỹ ở bậc học trước, ngoài chuẩn bị hồ sơ du học chỉn chu và kế hoạch học tập tốt, bạn cần có quyết tâm cao hơn rất nhiều đấy!
Bạn cần cố gắng để viên chức Lãnh sự thấy một sự tiến bộ rõ rệt, những sự chuẩn bị đầy đủ hơn cho bản thân liên quan đến kế hoạch du học Mỹ, thể hiện rõ nhất ở kết quả học tập hoặc bằng tiếng Anh.
8 Cách tránh bị rớt visa du học Mỹ
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn du học Mỹ. Công ty tư vấn du học Bluesea sẽ chia sẻ cho các bạn 8 cách tránh bị rớt visa du học Mỹ
Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tự tin
Xác định rõ đối tượng mình sẽ tiếp xúc là viên chức Mỹ, chịu trách nhiệm phỏng vấn visa. Họ sẽ hỏi bạn những câu liên quan đến học tập, tài chính, dự định tương lai… trong thời gian rất ngắn (3 -10 phút). Bạn hãy suy nghĩ theo hướng cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện mà người nói phải thuyết phục người nghe.
Trang phục gọn gàng, chỉnh tề
Trang phục lịch sự để tạo ấn tượng tốt. Bạn biết rõ là ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, họ chỉ có vài phút tiếp xúc với bạn nhưng sẽ quyết định hoàn toàn buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn.
Hãy lựa chọn giải pháp khôn ngoan
Cố gắng luyện tập tiếng Anh tốt nhất để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, súc tích, chính xác nhất những dự định và kế hoạch của mình tại Mỹ.
Kế hoạch học tập khoa học
Hãy nêu kế hoạch học tập của bạn một cách ngắn gọn và rõ ràng để các viên chức trong buổi phỏng vấn du học Mỹ có thể cảm nhận được sự chân thành và tha thiết muốn đi du học của bạn trong từng lời nói.
Kế hoạch rõ ràng, chi tiết và đầy tính thuyết phục
Hãy chuẩn bị để giải thích rõ ràng lý do trường đại học mà bạn chọn, ngành học mà bạn yêu thích và vì sao lại muốn đi du học mà không học tại Việt Nam. Tìm hiểu thật kỹ ngành học mà bạn sẽ theo đuổi trong suốt quá trình đi du học, những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở Mỹ, dự định sau khi học xong, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam.
Chuẩn bị những lý do vững chắc và cụ thể nhất
Tại sao bạn lại chọn Mỹ để đi du học chứ không phải là một quốc gia nào khác…dự định về chỗ ở trong khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà…
Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi học xong
Hãy cho họ biết rằng bạn còn có nhiều sự ràng buộc tại Việt Nam như các mối quan hệ gia đình, họ hàng, tài sản mà bạn sẽ sỡ hữu từ ba mẹ bạn hoặc một tương lai xán lạn ở Việt Nam mà bạn không thể chối từ.
Tài chính minh bạch và đầy đủ
Hồ sơ xin visa du học đươc đánh giá cao khi có thông tin tài chính đầy đủ, rõ ràng, kiểm chứng được, có nguồn gốc rõ ràng. Gia đình bạn phải trình bằng chứng cho thấy họ làm ăn khá giả, có đủ tiền trả học phí và những chi phí khác cho bạn khi học và sống ở Mỹ, tình trạng tài chính của gia đình đủ để tác động bạn trở về quê hương sau khi việc học hoàn tất.
Có nên xin lại khi bị rớt visa du học Mỹ?
Như đã nêu ra ở trên, có rất nhiều lý do để Lãnh sự quán từ chối cấp Visa cho bạn (trả lời phỏng vấn không tốt, kế hoạch học tập hay hồ sơ tài chính không rõ ràng,…). Nếu du học Mỹ thật sự là ước mơ, khao khát của bạn thì bạn không nên bỏ cuộc, thay vào đó, ta cần nhìn nhận lại vì sao nhân viên lãnh sự lại từ chối cấp Visa cho bạn. Qua đó, ta có thể rút kinh nghiệm, khắc phục và cải thiện những khuyết điểm của lần trước để nộp lại hồ sơ xin cấp Visa. Trong thời gian tôi nộp hồ sơ xin Visa, có những người phải trải qua 3, 5 hay thậm chí 9 lần phỏng vấn mới có được tấm Visa để đi du học. Thông thường, thời gian để nộp lại hồ sơ là khoảng ít nhất từ 3 tuần đến 1 tháng. Trong thời gian đó, ta cần hiểu được lý do tại sao lần phỏng vấn vừa rồi thất bại và khắc phục những thiếu sót đó. Điều này giúp cho lãnh sự quán thấy được quyết tâm, nỗ lực của bạn, tạo ấn tượng tốt và tăng khả năng đậu Visa.