Du Học Bluesea
Du Học Bluesea
Du Học Bluesea > Nhóm ngành Y tế và Sức khỏe > Du học ngành Thú y

Thú y hay còn gọi y học động vật là lĩnh vực chuyên nghiên cứu về vấn đề sức khỏe của các loài động vật. Thông qua việc nghiên cứu nguồn gốc và quy luật phát sinh của các loại bệnh tật, con người sẽ có cơ sở dữ liệu để dự đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh trên vật nuôi. 

Du học ngành Thú Y

Du học ngành Thú Y

Sinh viên theo học ngành thú y sẽ được trang bị những kiến thức về sinh lý học động vật, hóa sinh học động vật, chẩn đoán bệnh, sử dụng thuốc điều trị, giải phẫu, phương pháp chăn nuôi, những quy định pháp luật về thú y hay bảo tồn động vật quý hiếm… Lĩnh vực này đóng vai trò rất lớn, góp phần chăm sóc, bảo vệ cho những vật nuôi thân thiết trong gia đình và ngành chăn nuôi của mỗi quốc gia.

BẠN CÓ PHÙ HỢP NGÀNH BÁC SĨ THÚ Y?

Nếu bạn đang cân nhắc học thú y thì hãy xem qua các đặc điểm phẩm chất mà một bác sĩ thú y hay chuyên gia thú y cần có những phẩm chất sau sẽ tăng tỉ lệ thành công trong nghề nghiệp của bạn.

  • Lòng trắc ẩn và yêu thương động vật: Phẩm chất đầu tiên trong danh sách này chắc chắn chính là tình yêu thương động vật bởi bệnh nhân mà các bác sĩ thú y sẽ làm việc cùng và chữa trị chính là động vật, dù đó là thú cưng, động vật hoang dã hay bất kỳ động vật bị bỏ rơi nào. Vì thế, bạn cần có tình yêu để có thể nhẹ nhàng chữa trị, tôn trọng và giúp đỡ chúng khi đang phải vật lộn với những vết thương và căn bệnh mãn tính.
  • Khéo léo: Nghề bác sĩ đòi hỏi sự khéo léo, quan sát tốt, phán đoán, chẩn đoán đúng bệnh. Khi gặp khó khăn thì cần phải nhạy bén, thao tác nhanh chóng. Toàn bộ tính mạng của thú cưng đều hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.
  • Sự kiên nhẫn: Mặc dù kiên nhẫn là phẩm chất cần có của hầu hết các nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong ngành Thú y thì phẩm chất ấy càng cần thể hiện rõ ràng hơn bởi bệnh nhân của các bác sĩ lúc này chính là chó, mèo,… – chúng dễ dàng sợ hãi, bướng bỉnh và không hợp tác trong quá trình điều trị.
  • Sự nhanh nhạy giải quyết vấn đề: Vì một con vật không thể nói cho bác sĩ biết vấn đề của chính mình mà chỉ có thể thể hiện qua hành vi nên bác sĩ cần phải nhanh nhạy nhận biết tình huống, xác định và chẩn đoán các triệu chứng, từ đó tiến hành kiểm tra thể chất và yêu cầu thực hiện các xét nghiệm hình ảnh cần thiết.

VÌ SAO NÊN DU HỌC NGÀNH THÚ Y?

Mỗi người đều có những lý do khác nhau khi quyết định đi du học, bao gồm cả đi du học ngành thú y. Tuy nhiên, vẫn có những lý do cơ bản giống nhau có thể kể đến như: 

  • Chất lượng đào tạo ở nước ngoài vượt trội hơn trong nước: Mặc dù những năm gần đây tại Việt Nam có những trường đại học liên kết với nước ngoài, hoặc đào tạo theo chương trình quốc tế…. Tuy nhiên, môi trường học tập, đội ngũ giảng viên và phương pháp học tập tại nước ngoài luôn vượt trội hơn trong nước. Do đó, đi du học sẽ giúp sinh viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng tốt hơn trong lĩnh vực mình đã lựa chọn.
  • Bằng cấp được công nhận quốc tế: Du học tại những quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Úc, Ireland… bằng cấp thường có giá trị trên toàn cầu. Điều này mang đến những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn cho du học sinh. 
  • Cơ hội nghề nghiệp rộng mở: Với nền tảng kiến thức và kỹ năng vượt trội, cùng với bằng cấp được công nhận trên toàn cầu mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho du học sinh. Ngoài ra, mức thu nhập của du học sinh thường sẽ cao hơn so với những sinh viên trong nước. 

Các chuyên ngành khoa thú y

Thú y có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, và đây là một số chuyên ngành tiêu biểu:

  • Chuyên ngành Dược thú y: Cũng giống như có những bác sĩ chuyên về thuốc dùng cho người thì các trường có ngành thú y cũng đào tạo ngành dược thú y, chuyên về thuốc dành cho động vật. Ngoài các kiến thức căn bản liên quan đến bệnh học đại cương, sinh viên sẽ được nghiên cứu về hóa dược, dược lý học, dược lực học, dược liệu học, dược lâm sàng, bào chế dược phẩm, pháp chế về dược thú y,…
  • Chuyên ngành Bác sĩ thú y: Học bác sĩ thú y thì bạn sẽ được chuyên sâu về các kiến thức bệnh học, ngoại khoa & giải phẫu cũng như pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản,…
  • Chuyên ngành Y học sở thú: Đã bao giờ bạn ước ao được làm việc, chơi đùa và chăm sóc hổ, gấu bắc cực hay hươu cao cổ chưa? Nếu có, hãy chọn học chuyên ngành này – tập trung đào tạo những chuyên gia về vườn thú, động vật hoang dã và các loài thủy sinh. Những bác sĩ thú y này đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực bảo tồn trên toàn thế giới.
  • Chuyên ngành Dinh dưỡng: Ngành học này đào tạo chuyên sâu về chế độ ăn uống và nhu cầu dinh dưỡng của động vật. Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức để hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của từng loại động vật và xây dựng chế độ ăn cho chúng, đảm bảo chế độ ăn chính xác, lành mạnh và an toàn.
  • Chuyên ngành Hành vi động vật: Nếu bạn muốn tập trung vào hành vi động vật để trở thành các chuyên gia huấn luyện động vật thì đừng bỏ qua chuyên ngành này. 

Ngoài ra, ngành Thú y cũng bao gồm các chuyên ngành: Nha khoa, da liễu, Gây mê & Giảm đau, Nội khoa, Nhãn khoa,… tập trung đào tạo những cách chữa trị cho từng vấn đề của động vật.

DU HỌC NGÀNH THÚ Y CÓ DỄ ĐỊNH CƯ KHÔNG? 

Vài thập kỷ trở lại đây, con người đã quan tâm hơn đến các loài động vật, đặc biệt là những loài động vật sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời, xu hướng nuôi thú cưng trong gia đình ngày càng tăng cao, nhất là tại các quốc gia phát triển. 

Kéo theo đó, các quốc gia đang dần rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành thú y. Chính vì vậy, chính phủ các nước có rất nhiều chính sách để thu hút sinh viên quốc tế ở lại làm việc và định cư lâu dài sau khi tốt nghiệp. Việc xem xét hồ sơ xin visa định cư cũng vì thế trở nên dễ thở hơn. 

NGÀNH THÚ Y HỌC XONG LÀM GÌ? 

Ngành Thú y khi ra trường bạn sẽ chọn làm việc với gia súc hay vật nuôi trong nhà, trong các lĩnh vực như Kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở động vật, Giáo dục Thú y, Điều dưỡng Thú y, Bác sĩ Thú y… Hoặc tiếp xúc với những động vật ngoại lai, nghiên cứu, bảo tồn những động vật có nguy cơ tuyệt chủng hay trong lĩnh vực nghiên cứu Y sinh.

Sinh viên theo học ngành thú y sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại cơ quan, đơn vị như:

  • Cơ quan thú y. 
  • Phòng khám, bệnh viện dành cho thú cưng. 
  • Khu bảo tồn hoang dã, sở thú, trang trại nuôi động vật. 
  • Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, cơ quan nghiên cứu về thú y. 
  • Công ty nghiên cứu, bào chế và sản xuất thuốc cho vật nuôi. 
  • Nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có chuyên ngành liên quan.
  • Mở cửa hàng chăm sóc, khám chữa bệnh, bán thuốc cho thú cưng. 

LƯƠNG NGÀNH THÚ Y BAO NHIÊU?

Trở thành bác sĩ thú y là bạn đang góp phần tích cực cho cuộc sống, tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho các loài. Bạn có thể cứu chữa cho nhiều động vật bị bỏ rơi, chữa thương tật cho những thú cưng,… Bên cạnh đó, việc tìm ra những căn bệnh truyền nhiễm của động vật cũng là một cách bảo vệ cho chính con người chúng ta.

Nhiều người cũng chọn học thú y vì tính chất công việc đa dạng và linh hoạt. Mỗi ngày, bạn được tiếp xúc với rất nhiều động vật, giống loài xinh xắn với tính cách khác nhau. Bạn được trở thành một phần của cộng đồng những người yêu động vật.

Các bác sĩ thú y khi mới tốt nghiệp có thể nhận mức lương khoảng £31.000/ năm. Mức lương này có thể tăng lên £46.400 đối với bác sĩ phẫu thuật thú y và còn tiếp tục tăng đối với các bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia có tay nghề cao. Tuy nhiên, hầu hết mọi người theo đuổi ngành Thú y không hẳn vì tiền lương. Đa phần họ chọn vì tình yêu đối với động vật.

Tùy theo vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc, mức lương sẽ khác nhau:

Lương theo vị trí công việc

  • Kỹ sư thú y: 10 – 15 triệu đồng/tháng.
  • Kỹ thuật viên thú y: 7 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Kỹ sư chăn nuôi: 15 – 87 triệu đồng/tháng.
  • Bác sĩ thú y: 10 – 15 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên kinh doanh thuốc thú y: 15 – 20 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi: 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Đăng ký ngay
HỘP THƯ GÓP Ý
TEL: 0901 80 3000
0901574545 Tân 0901584545 Phương 0902434784 Trình