Trung Quốc đầu tư cho giáo dục như thế nào?
Cao khảo (kỳ thi đại học tại Trung Quốc) được coi là kỳ thi khốc liệt nhất trên thế giới.
Tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2021, đoàn Trung Quốc đã dẫn dầu với 208 điểm, 6 học sinh tham gia tất cả đều giành Huy chương vàng, trong đó có 1 em đạt điểm tuyệt đối.
Trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất trên thế giới năm 2024, Trung Quốc có 71 trường thuộc top 1.500, 5 trường thuộc top 100 trường tốt nhất thế giới, dẫn dầu là ĐH Bắc Kinh (hạng 17) và ĐH Thanh Hoa (hạng 25)
Đây là 1 vài minh chứng cho thấy những kết quả rõ rệt cho quá trình 25 năm cải cách giáo dục của chính phủ Trung Quốc. Nhìn vào nền giáo dục của nước bạn ta có thể thấy điều gì?
Giáo dục – vũ khí quan trọng nhất của quốc gia
Truyền thống hiếu học đã có từ lâu đời tại Trung Quốc, và càng rõ nét hơn khi nhà nước thực hiện chính sách 1 con vào thập niên 1970. Cha mẹ thường đặt kỳ vọng lớn vào đứa con duy nhất của mình, dành 1/3 thậm chí ½ thu nhập cho việc học tập của con.
Ngay từ khi bắt đầu cải cách kinh tế, chính phủ TQ coi giáo dục như nền tảng của “4 hiện đại hoá” (nông nghiệp – công nghiệp – quốc phòng – khoa học công nghệ) và khẳng định “giáo dục nhất định phải được định hướng để hiện đại hoá”, đặt giáo dục như một ưu tiên chiến lược cho phát triển Trung Quốc hiện đại.
Theo Cục thống kê Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc tăng dần mức độ đầu tư cho giáo dục từ năm 2006 (từ 5.161 tỷ nhân dân tệ, tức 2,82% GDP từ năm 2005 lên 20.772 tỷ nhân dân tệ, tức 4% GDP năm 2012). Năm 2010, Bộ Giáo dục ban hành Đề cương Kế hoạch quốc gia cho trung và dài hạn cải cách Giáo dục và Phát triển (2010-2020) với mục đích đưa Trung Quốc thành quốc gia đi đầu về công nghệ và tri thức.
Thư mời nhập học của ĐH Mỹ thuật Nam Kinh (trái) và ĐH Bắc Kinh (phải)
Hệ thống giáo dục tại Trung Quốc
Hệ thống giáo dục ở Trung Quốc thực hiện mô hình 6–3–3–3/4 (6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông/học nghề, 2 hoặc 3 năm cao đẳng hoặc 4 năm đại học). Theo Luật Giáo dục bắt buộc của Trung Quốc thì học sinh phải bắt buộc học hết bậc trung học cơ sở. Trẻ em tham gia giáo dục bắt buộc được tới trường mà không cần phải khai báo hộ khẩu. Việc học tập và giảng dạy dựa trên sự cạnh tranh nhằm thúc đẩy các giáo viên và học sinh làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn.
Kỳ thi Cao khảo (thi Đại học tại TQ) –kỳ thi khốc liệt nhất thế giới
Các tiết học ở Trung Quốc thường bắt đầu lúc 8 giờ sáng và kết thúc lúc 3-4 giờ chiều. Do sự cạnh tranh khốc liệt nên sau khi tan học, các em phải về nhà và làm bài tập đến 9-10 giờ tối. Ở thành phố lớn, học sinh còn phải tham gia các lớp phụ đạo, năng khiếu từ khi còn nhỏ.
Giờ nghỉ giải lao thường kéo dài 1 tiếng. Học sinh được quan tâm đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ và ngủ nghỉ đúng giấc. Các trường ở TQ cũng rất coi trọng việc tập thể dục mỗi ngày cho học sinh. Mỗi buổi sáng học sinh đều xếp đội hình và tập bài khởi động tập thể. Sau giờ ra chơi, các em sẽ tập các bài thể dục cho mắt. Việc này không chỉ giảm stress mà còn có tác dụng giảm đau nhức mắt sau nhiều giờ học liên tục. Ngoài ra các em học sinh cũng có bài tập thể dục vào lúc 2 giờ chiều, đảm bảo việc tập thể dục cân bằng cả sáng và chiều.
Học sinh tiểu học tại Trung Quốc trong giờ tập thể dục buổi sáng
Sự thăng hạng của nền giáo dục Trung Quốc trên bản đồ thế giới
Tổ chức Shanghai Ranking Consultancy hôm 15/8 công bố bảng xếp hạng học thuật các ĐH trên thế giới năm 2023. Trong đó 3 vị trí dẫn đầu thuộc về Mỹ với ĐH Harvard, ĐH Stanford và Viện công nghệ Massachusetts. Trung Quốc là cái tên nổi bật khi chiếm 191 thứ hạng trong top 1.000 (lần đầu vượt qua Mỹ với 187 trường). Nhưng trong top 100, Mỹ dẫn dầu với 38 ĐH, theo sau là Trung Quốc với 10 đại diện, cao nhất là ĐH Thanh Hoa ở hạng 22 (hạng cao nhất Châu Á). Không chỉ Thanh Hoa mà tất cả ĐH Trung Quốc đều tăng thứ hạng, nhiều trường lần đầu tiên tiến vào top 100.
Nhìn lại quá khứ khi bảng xếp hạng học thuật này được công bố lần đầu tiên vào 20 năm trước, không có đại diện nào của Trung Quốc lọt top 100 và chỉ có 9 trường lọt top 1.000 trường tốt nhất.
Những con số này cho thấy kết quả tuyệt vời của quá trình cải cách giáo dục của chính phủ Trung Quốc. Coi giáo dục là nền tảng của phát triển kinh tế và tập trung đầu tư phát triển, nhờ đó đã tạo ra những nhân vật kiệt xuất trong nhiều lĩnh vực.
Năm 2023, TQ có trên 600 tỷ phú, đưa nước này lên vị trí thứ 2 trên thế giới về số lượng tỷ phú chỉ sau Mỹ. Tỷ phú Zhong Shanshan (Chung Thiểm Thiểm) – người giàu nhất trung Quốc theo bảng xếp hạng năm 2023, đứng thứ 3 châu Á (sau 2 tỷ phú người Ấn Độ) và đứng thứ 8 trên thế giới.
Chính những điều trên đã giúp nền giáo dục Trung Quốc trở thành 1 địa điểm lý tưởng và ngày càng được du học sinh quốc tế yêu thích.
Để biết thêm nhiều thông tin về học bổng chính phủ cũng như học bổng tại các trường trọng điểm quốc gia, đừng ngần ngại liên hệ Du học BLUESEA ngay nhé!