DU HỌC NGÀNH AN NINH MẠNG
Trong xã hội phụ thuộc vào công nghệ như ngày nay, tin tặc và khủng bố mạng là mối quan tâm lớn. Theo số liệu thực tế, các vị trí công việc bảo vệ an ninh mạng trên toàn thế giới chưa được “lấp đầy” ước tính lên đến hàng triệu, do sự khan hiếm nhân lực có trình độ đạt yêu cầu. Điều này chứng minh an ninh mạng là lĩnh vực đang được săn đón, vô vàn tiềm năng phát triển trong tương lai và thu nhập cao.
Khoảng 30.000 trang web bị tấn công hàng ngày trên toàn cầu và chỉ cách 40 giây thì lại có một cuộc tấn công mạng xảy ra, nhu cầu của an ninh mạng đang ngày càng thiếu hụt. Vì vậy, ngành an ninh mạng (cyber security) đang ngày càng Hot và được nhiều bạn trẻ biết đến.
Vậy ngành An Ninh Mạng là gì?
Cyber Security – An ninh mạng hiểu một cách đơn giản là nhiệm vụ bảo vệ hệ thống mạng máy tính, bảo mật tất cả dữ liệu đang được lưu trữ trong hệ thống máy tính. Đây là nhiệm vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, khi tất cả các tập đoàn đa quốc gia hay các doanh nghiệp nhỏ, đều đang vận hành dựa vào sự hỗ trợ của các thiết bị máy tính. Do đó, cần phải có người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các thông tin của doanh nghiệp an toàn, trước sự tấn công của các hacker.
An ninh mạng có thể áp dụng cho các phần mềm, phần cứng hay các thông tin được lưu trữ trên internet. Từ những thông tin cá nhân riêng tư, cho đến những dữ liệu phức tạp của các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ đều được bảo vệ bởi an ninh mạng.
Thông thường, một cử nhân ngành an ninh mạng sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các bộ phận liên quan đến công nghệ, hoặc bảo mật thông tin. Họ được chi thành 3 dạng:
- Hacker mũ trắng: Đây là những hacker có đạo đức, xâm nhập vào hệ thống công nghệ thông tin để tìm ra các lỗ hổng. Từ đó, vá lại những lỗ hổng của hệ thống để tránh các tin tặc xâm nhập với các ý định xấu.
- Hacker mũ đen: Đây là nhóm tin tặc xấu, tìm cách tấn công vào hệ thống với mục đích đánh cắp thông tin, cài các phần mềm lây nhiễm độc hại, phá hủy hệ thống hoặc làm nhiều hành vi phạm pháp khác.
- Hacker mũ xám: Đây là những chuyên gia công nghệ thông tin, vừa có thể làm những công việc của hacker mũ trắng lẫn mũ đen.
Sinh viên an toàn thông tin được học những gì?
- Phân tích dữ liệu
- Lập trình máy tính đại cương
- Điện toán đám mây
- Rủi ro trên không gian mạng
- Phòng thủ trên không gian mạng
- Nguyên tắc thiết kế bảo mật
- Nguyên tắc bảo đảm thông tin
- Mật mã học đại cương
- Hệ thống công nghệ thông tin
- Mạng lưới thông tin
- Quản trị hệ thống
- Chính sách, Pháp lý và Đạo đức
Các môn học trên là thông tin tham khảo. Nhưng nếu bạn đang dự định học ngành an ninh mạng ở trường nào đó, hãy tìm hiểu giáo án và lộ trình học để có kết quả chính xác nhất nhé
Học an toàn thông tin ra làm gì?
Biết được ngành an toàn thông tin là gì rồi, vậy học an toàn thông ra làm gì bây giờ?
Học an toàn thông tin mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và đa dạng trong ngành công nghệ thông tin. Dưới đây là 6 lĩnh vực mà sinh viên an toàn thông tin có thể theo đuổi:
Chuyên viên bảo mật thông tin
Nếu hỏi học an toàn thông tin ra làm gì thì cái tên đầu tiên phải nói đến là chuyên viên bảo mật thông tin.
Với kiến thức về an toàn thông tin, sinh viên có thể làm việc trong các công ty, tổ chức hoặc tổ chức chính phủ để bảo vệ hệ thống, mạng và dữ liệu khỏi các mối đe dọa và tấn công.
Công việc của chuyên viên bảo mật thông tin bao gồm phân tích rủi ro, triển khai biện pháp bảo mật, giám sát và phản ứng với các sự cố bảo mật và tư vấn về chính sách bảo mật. Trong vai trò này, sinh viên có thể tham gia xây dựng hệ thống bảo mật mạnh mẽ và đảm bảo an toàn thông tin cho tổ chức.
Chuyên gia phòng ngừa xâm nhập
Công việc của chuyên gia phòng ngừa xâm nhập là tìm hiểu và đánh giá các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống và ứng dụng. Họ phân tích các kiểu tấn công tiềm năng, đề xuất biện pháp bảo vệ và triển khai các công nghệ phòng ngừa xâm nhập để ngăn chặn các hành vi trái phép.
Sinh viên có thể tham gia vào việc phát hiện và đối phó với các cuộc tấn công từ bên ngoài, từ đó bảo vệ tài sản thông tin và đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống.
Chuyên gia phân tích mã độc
Công việc của chuyên gia phân tích mã độc là nghiên cứu và phân tích các phần mềm độc hại nhằm hiểu cách chúng hoạt động và tìm ra cách ngăn chặn và loại bỏ chúng. Họ thường phải tìm hiểu về các kỹ thuật mã hóa, phân tích gói tin và kiểm tra độ bảo mật của ứng dụng và hệ điều hành.
Với kiến thức về phân tích mã độc, sinh viên có thể tham gia vào việc phát hiện và giải mã các loại mã độc phức tạp. Từ đó giúp cải thiện an ninh thông tin và bảo vệ hệ thống khỏi
Quản trị viên hệ thống an toàn
Sinh viên học an toàn thông tin cũng có thể theo đuổi sự nghiệp làm quản trị viên hệ thống an toàn. Trong vai trò này, sinh viên sẽ đảm bảo rằng hệ thống và mạng hoạt động một cách an toàn và tuân thủ các quy định bảo mật.
Công việc của quản trị viên hệ thống an toàn bao gồm quản lý và giám sát các biện pháp bảo mật. Bên cạnh đó, họ cũng cài đặt và cấu hình hệ thống, thực hiện kiểm tra đánh giá bảo mật và đảm bảo tuân thủ các chính sách và quy trình an toàn thông tin.
Sinh viên có thể tham gia vào việc thiết lập và duy trì hệ thống bảo mật hiệu quả. Đồng thời đảm bảo tính sẵn sàng và khả dụng của hệ thống trong môi trường kinh doanh.
Chuyên gia tư vấn bảo mật
Sinh viên an toàn thông tin cũng có thể trở thành chuyên gia tư vấn bảo mật. Họ cung cấp các dịch vụ tư vấn về an toàn thông tin cho các tổ chức và doanh nghiệp.
Công việc này yêu cầu kiến thức sâu rộng về các vấn đề bảo mật thông tin, quy trình phân tích rủi ro, quản lý chính sách bảo mật và các tiêu chuẩn an toàn. Sinh viên có thể đóng vai trò tư vấn và hỗ trợ các tổ chức trong việc xây dựng chiến lược bảo mật, đánh giá rủi ro và triển khai các biện pháp bảo mật phù hợp.
Do đó, đây cũng là một vị trí công việc đầy hứa hẹn trong danh sách giải mã “học an toàn thông tin ra làm gì?”.
Nhà nghiên cứu an toàn thông tin
Nhờ kiến thức và kỹ năng học được trong ngành an toàn thông tin, sinh viên có thể theo đuổi sự nghiệp làm nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Công việc của nhà nghiên cứu an toàn thông tin bao gồm tiến hành nghiên cứu, phát Cử nhân có thể tham gia vào việc tìm hiểu và đưa ra giải pháp tiên phong cho các vấn đề bảo mật mới nổi. Từ đó, họ đóng góp vào sự phát triển và tiến bộ của ngành an toàn thông tin.
Cơ hội cho các bạn trẻ theo đuổi ngành An Ninh Mạng
Cơ hội việc làm trong ngành An ninh mạng đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Do tình hình an ninh mạng ngày càng phức tạp và số lượng tấn công mạng tăng cao, nhu cầu về chuyên gia an ninh mạng trong các doanh nghiệp và tổ chức ngày càng lớn. Các tổ chức đang tìm kiếm những chuyên gia có kỹ năng và kiến thức sâu rộng về bảo mật mạng, phòng chống tấn công mạng, phân tích rủi ro và quản lý an ninh thông tin. Do đó ngành An ninh mạng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp phát triển bền vững, trong đó bao gồm: Chuyên gia bảo mật mạng, Nhà phân tích an ninh mạng, Chuyên viên tư vấn An ninh mạng, Nhà phát triển phần mềm an ninh,…
Trong ngành An ninh mạng, mức lương thường tương đối cao, phản ánh nhu cầu ngày càng tăng về bảo mật thông tin. Mức lương cụ thể thay đổi dựa trên yếu tố như kinh nghiệm, chuyên môn, và vị trí địa lý. Ví dụ, một báo cáo từ Forbes năm 2022 chỉ ra rằng mức lương cho các chuyên gia AI, một lĩnh vực liên quan đến An ninh mạng đã tăng 10% với kỹ sư robotics kiếm được khoảng $95,000 và kỹ sư học máy kiếm được gần $133,000 trung bình.
Những trường đào tạo ngành An Ninh Mạng:
Hiện nay, quá trình hoàn thiện giáo án giảng dạy chuyên ngành An ninh mạng của các trường đại học và cao đẳng vẫn đang được cải tiến và vì thế, chất lượng giảng dạy của các chương trình đào tạo lại càng tốt hơn. Dưới đây là danh sách một số trường đào tạo chuyên ngành An ninh mạng tốt nhất thế giới:
- Học viện Công nghệ Georgia, tại Mỹ
- US Đại học Purdue, tại Mỹ
- Đại học Abertay, tại Vương quốc Anh
- Đại học Winnipeg, tại Canada
- Đại học Khoa học Ứng dụng Berlin, tại Đức
Để chắp cánh cho ước mơ Du học ngành An Ninh Mạng, đừng ngại ngần mà liên hệ ngày Du học Bluesea để được tư vấn lộ trình Du học cho con đường tương lai của bạn sau này.